QUI CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN GIÁM HIỆU VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

QUI CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA BAN GIÁM HIỆU VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
(Kèm theo QĐ số 299 /QĐ – THCV1 ngày 23 tháng 10 năm 2024 về việc Ban hành Quy chế phối hợp giữa BGH và Công đoàn trường)

Số kí hiệu 01-299 /QĐ – THCV1
Ngày ban hành 06/11/2024
Ngày bắt đầu hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Pháp quy
Cơ quan ban hành Trường tiểu học Cao Viên I
Người ký Dương Thị Học

Nội dung

UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TH CAO VIÊN I
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Oai, ngày     tháng     năm 2024

QUI CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA BAN GIÁM HIỆU VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
(Kèm theo QĐ số 299 /QĐ – THCV1 ngày 23 tháng 10 năm 2024 về việc Ban hành Quy chế phối hợp giữa BGH và Công đoàn trường)


Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19 thảng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Hướng dân thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giảo dục công lập.
Căn cứ vào Thông tư liên tịch s 12/TT/LT của Bộ GD - ĐT và Công đoàn GDVN qui định về mối quan hệ phi hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD  ĐT;
Căn cứ tình hình thực tế về việc phi hợp hoạt động các tố chức đoàn thế trong nhà trường; Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025
Công đoàn, BGH nhà trường xây dựng quy chế phối hợp hoạt động năm học 2024 - 2025cụ thể như sau:

PHẦN I: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BGH VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
A. Trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Điều 1: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch
BGH và BCH CĐCS chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức mình trên nguyên tắc độc lập nhưng bảo đảm tính phối hợp, thống nhất.
BGH xây dựng kế hoạch năm học với chỉ tiêu mở. BCH CĐCS hướng dẫn các tố tổ chức hội nghị CCVC cấp tổ để thảo luận, tự đề ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ, đăng ký thi đua, kiến nghị điều kiện làm việc của các tổ bộ phận chuyên môn, BCH CĐCS tập hợp ý kiến và cùng BGH trường nghiên cứu để thống nhất chỉ tiêu.
Điều 2: Phối hợp trách nhiệm trong thực hiện qui chế chuyên môn,
Hiệu trưởng thông qua kế hoạch tháng ( Họp cơ quan). BCH. CĐCS thông qua chương trình hành động trong tháng của CĐ để hai bên cùng phối hợp triển khai và vận động thực hiện.
BCH.CĐCS vận động, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên tham gia thực hiện tốt qui chế chuyên môn, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bàn bạc thống nhất phân công chuyên môn đặc biệt phân công giáo viên giảng dạy lớp 1,2,3,4,5 triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đánh giá học sinh lóp 1,2,3,4,5 theo Thông tư 27;
B. Trách nhiệm về thực hiện qui chế dân chủ.
Điều 3: Phối hợp trách nhiệm trong tổ chức Hội Nghị CCVC
BGH chịu trách nhiệm chính về nội dung, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức vào đầu năm học. BCH.CĐCS có trách nhiệm phối hp với BGH chỉ đạo, theo dõi Hội nghị CCVC, lắng nghe và tổng hợp ý kiến đóng góp chuyển Hiệu trưởng nghiên cứu giải đáp trước hoặc tại HN CCVC toàn trường. Sau Hội nghị CCVC, Hiệu trưởng cùng BCH.CĐCS theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị đã đề ra.
Hiệu trưởng có trách nhiệm phải công khai cho CB-GV-CNV biết những vấn đề luật định: những vấn đề liên quan tới lương bổng, phụ cấp, đề bạt, cử tuyển đi học, nhận xét công chức, quỹ lương khoán, khen thưởng, phân công, trực trường,... BCH và Ban TTND có nhiệm vụ nhắc nhở, giám sát việc công khai, thực hiện qui chế dân chủ.
Điều 4: Phối hợp trách nhiệm trong giải quyết khiếu kiện.
Trường hợp có khiếu kiện, Hiệu trưởng giao cho Ban TTND tìm hiểu sự thật và đề xuất biện pháp giải quyết sự việc. Hiệu trưởng phải tham gia giải quyết vụ việc ngoại trừ trường hp Hiệu trưởng bị khiếu kiện.
BCH.CĐCS có nhiệm vụ ra quyết định cho Ban TTND tiến hành tìm hiểu, xác minh. BCH theo dõi diễn tiến và đôn đốc nhắc nhở Hiệu trưởng giải quyết sự việc trong thời gian luật định.
Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH trường tạo điều kiện cho tất cả mọi người phát huy quyền làm chủ của mình trong việc đóng góp xây dựng trường. BCH tập hợp ý kiến đóng góp chuyển cho lãnh đạo trường nghiên cứu giải quyết và phải trả lời hoặc bằng hình thức công khai trong các phiên họp hoặc bằng văn bản cho cá nhân liên quan.
Khi giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi của CĐV thì Hiệu trưởng phải mời Chủ tịch CĐ cùng tham dự. Đặc biệt nếu có liên quan đến nữ CĐV thì mời đại diện Ban Nữ Công cùng tham gia.
C. Trách nhiệm về tổ chức phong trào và quản lý phong trào thi đua
Điều 5: Phối hợp trách nhiệm về tổ chức phong trào thi đua Hai Tốt.
Hiệu trưởng là Trưởng ban Thi đua và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức, chỉ đạo, phát động phong trào thi đua. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chuẩn thi đua cả năm (hoặc từng đợt) và xét duyệt kết quả thi đua, cũng như công nhận các danh hiệu thi đua (trong qui định). BCH.CĐCS góp ý cho các vấn đề trên trong liên tịch trước khi đưa ra Hội đồng sư phạm. Chủ tịch CĐCS là Phó Ban thi đua hỗ trợ việc vận động CCVC đăng kí đủ các danh hiệu thi đua. Phối hợp cùng Hiệu trưởng theo dõi, sơ tổng kết và xét kết quả thi đua.
Hiệu trưởng và BCH.CĐCS cùng phối hợp xây dng theo hướng định tính và định lượng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua nhằm đảm bảo xét duyệt thi đua công bằng hơn, hạn chế đánh giá bằng cảm tính.
Điều 6: Trách nhiệm phối hợp trong nhân rộng điển hình,
Qua phong trào thi đua, Hiệu trưởng và BCH. CĐCS phát hiện những cá nhân và tập thể tiêu biểu và cùng phối hợp để tuyên dương nhân rộng điển hình tiên tiến.
Hiệu trưởng và BCH.CĐCS phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy GV dự thi giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố.
Song song với phong trào thi đua “Hai tốt” Hiệu trưởng và BCH.CĐCS cần quan tâm hơn nữa đến phong trào viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Đây là một biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng đổi mới Giáo dục của ngành của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Viết bài thi giới thiệu gương người tốt việc tốt, các cá nhân điển hình tiên tiến.
Tích cực tham gia các cuộc thi do ngành liên ngành phát động.
D. Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho ngưi lao động.
Điều 7: Phối hợp trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất
Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, chế độ đãi ngộ của ngành, chế độ nâng lương theo định kì và nâng lương trước hạn, chế độ chuyển ngạch đối với toàn thể CB-GV-CNV kể cả đối tượng hợp đồng trong và ngoài biên chế. BCH. CĐCS và Ban TTND giám sát việc thực hiện chế độ liên quan đến đời sống CB- GV-CNV trường.
Quan tâm đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch CoviD để kịp thời có hướng giải pháp hỗ trợ và đề xuất cấp trên quan tâm hỗ trợ.
Hiệu Trưởng cần có sự bàn bạc với BCH CĐCS về dự kiến phân công GV đâu năm học. Khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến CĐV thì BGH phải mời BCH.CĐCS cùng tham gia giải quyết. BCH ĐCS tập hợp nguyện vọng, kiến nghị của CĐV GV về sự bố trí phân công, sắp xếp thời khoá biểu và chuyển BGH trường nghiên cứu giải quyết.
BCH.CĐCS, Ban Nữ công và Ban TTND kiến nghị, giám sát việc thực hiện các chế độ ngày giờ công đối với nữ CB - GV - CNV về chế độ thai sản.
BCH.CĐCS và Ban TTND giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB-GV-CNV. Hiệu trưởng hợp tác và chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho CĐ làm nhiệm vụ.
Điều 8: Phối hợp trách nhiệm trong chăm sóc đời sống tinh thần
Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, tổ chức để CB-GV-CNV tham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ, giao lưu, tham quan học tập.
Hiệu trưởng và Chủ tịch CĐCS phối hợp tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB- GV-CNV trường. Tố chức các buổi tham quan học tập, chuyên đề...
E. Trách nhiệm về xây dựng bộ máy tổ chức
Điều 9: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức bộ máy.
Để tránh sự chồng chéo, phân công một người nhiều việc
Hiệu trưởng và BCH CĐCS phối hợp với nhau trong kế hoạch tổ chức bộ máy nhà trường và công đoàn, xây dựng đợi ngũ kế thừa và dự nguồn.
Hiệu trưởng và BCH. CĐCS phải phối hợp với nhau trong việc đề cử ngưi vào các chức danh tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng CĐ, các ban CĐ. BCH phải báo cáo Hiệu trưởng việc cử tuyển người đi tập huấn, học nghiệp vụ CĐ, hoặc đi họp do CĐ cấp trên triệu tập để tránh bị động chuyên môn.
F. Trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn.
Điều 10: Cơ sở vật chất CĐ.
Hiệu trưởng tạo điều kiện về phương tiện cho cán bộ Công Đoàn thực hiện nhiệm vụ. BCH.CĐCS theo tình hình cơ sở vật chất của trường bàn bạc cùng Hiệu trưởng về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc giúp cho CĐ hoạt động tốt.
PHẦN III: LÈ LÔI LÀM VIỆC
Điều 11: Quan hệ và phương thức hoạt động
Hàng tháng Hiệu trưởng tổ chức họp Liên tịch để trao đổi rút kinh nghiệm về hoạt động của nhà trường trong tháng qua, đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của nhà trường trong tháng tới.
Chủ tịch CĐCS sau khi đã thống nhất nội dung kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng sẽ triển khai lại cho các thành viên Ban Chấp hành CĐCS trong phiên họp BCH đế có biện pháp hỗ trợ vận động.
Những vấn đề phát sinh đột xuất, Hiệu trưởng có thể hội ý với BCH.CĐCS và ngược lại để hai bên cùng thống nhất chương trình hành động.
Ban TTND giúp Hiệu trưởng và BGH trường giám sát việc thực hiện nghị quyết HN CCVC và kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo thực hiện đúng, đủ những điều mà mỗi bên đã cam kết.
Quan hệ công tác giữa BGH và BCH CĐCS là quan hệ hợp tác. Hai bên tôn trọng quyền độc lập của mỗi tô chức. Trong công tác quản lý, những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của CBGV thì Hiệu trưởng phải bàn bạc phối hợp với BCH.CĐCS. Nhũng vấn đề hai bên chưa thống nhất, cần báo cáo xin ý kiến cấp trên. Trong khi chờ ý kiến cấp trên, vấn đề tạm thời được thực hiện theo ý kiến của Hiệu trưởng và Hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
PHẦN IV: QUI ĐỊNH THỰC HIỆN
Điều 12: Điều khoản thi hành
Hiệu trưởng và Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm túc qui chế này.
Sau mỗi học kì, Hiệu trưởng và Chủ tịch CĐCS phải kiểm điểm việc thực hiện các nội dung ghi trong qui chế này để rút kinh nghiệm và kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù họp với tình hình mới.
Qui chế này được thông qua Hội nghị CCVC tháng 10 năm học 2024 – 2025 và có hiệu lực ngay sau Hội Nghị CCVC người lao động năm học 2024 – 2025.
TM. BCH CĐCS
CHỦ TỊCH



Nguyễn Thị Thu Hương
               HIỆU TRƯỞNG




            Dương Thị Học


Lưu hành nội bộ
 

 File đính kèm

Vun đắp ước mơ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,233
  • Tháng hiện tại13,446
  • Tổng lượt truy cập286,594
Văn bản mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây